Dầu hào là gì, làm từ gì? Khám phá công dụng và lưu ý khi dùng

Dầu hào là loại gia vị phổ biến trên thế giới và được ưa chuộng tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Bởi với hương vị ngọt mặn hài hòa, kết cấu sánh sệt cùng mùi thơm đặc trưng, dầu hào giúp món ăn thấm vị, bóng đẹp hấp dẫn hơn mà không phải nêm nếm quá nhiều. Vậy thực chất dầu hào là gì, được làm từ gì và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng khám phá trong bài viết này.

Tìm hiểu dầu hào là gì?

Dầu hào là loại nước xốt có dạng sánh sệt, màu nâu sẫm hơn màu cánh gián. Loại gia vị này nổi bật với hương vị hài hòa giữa độ ngọt dịu và vị mặn nhẹ, kết hợp cùng mùi thơm đặc trưng giúp tăng vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn.

Tuy có xuất phát điểm từ Trung Quốc, nhưng ngày nay dầu hào đã trở thành một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực của nhiều nước Châu Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan… và nhiều nước khác trên thế giới.

dầu hào là gì

Dầu hào là cái gì? Đây là một loại nước sốt có hương vị mặn ngọt hài hoà, mùi thơm đặc trưng từ chiết xuất hàu.

Thành phần dầu hào được làm từ gì?

Theo quy trình truyền thống, dầu hào làm từ con hàu và nước muối nấu chung với nhau trong thời gian dài, tạo nên thành phẩm là chất lỏng sền sệt với mùi hương đặc trưng. Hiện nay, trong quy trình sản xuất hiện đại, dầu hào thành phần được làm từ dịch chiết xuất hàu và có thêm một số nguyên liệu như bột ngô, đường, muối.

Theo đó, hương vị của dầu hào sẽ có sự thay đổi khi tỷ lệ hàu trong sản xuất thay đổi. Do vậy, để tạo nên điểm độc đáo riêng, hương vị phù hợp với mọi nhà, một số thương hiệu có thể điều chỉnh nguyên liệu, thêm thắt gia vị cho sản phẩm của mình.

Dầu hào dùng để làm gì? 4 công dụng không nên bỏ qua

Dầu hào là gia vị có chứa nhiều công dụng trong nấu ăn như tẩm ướp món ăn, nêm nếm món xào, làm nước chấm cho món luộc, làm bánh. Cụ thể là:

Dùng để ướp thịt

Dầu hào là gia vị lý tưởng khi ướp thịt nhờ khả năng thấm sâu, giúp làm mềm và giữ được độ ẩm, thịt không bị khô khi nấu. Chưa kể, hương vị umami cùng màu nâu đặc trưng của dầu hào còn giúp thịt có vị ngon hài hòa, bóng đẹp bắt mắt mà không mất công thắng nước màu.

Cách thực hiện: Thông thường, khi tẩm ướp thực phẩm cho bữa ăn 4 người, bạn nên dùng 1 thìa dầu hào vào trong nguyên liệu, trộn đều lên và ướp trong khoảng 10 – 15 phút là có thể bắt đầu nấu.

dầu hào là gì

Chất xốt sánh sệt của dầu hào khi tẩm ướp giúp thấm nhanh, thấm sâu vào nguyên liệu hơn.

Nêm nếm với các món xào, nấu

Khi xào, nấu các món rau củ, thịt, nấm… bạn hãy sử dụng thêm dầu hào để tạo vị hài hòa và vẻ ngoài hấp dẫn cho món ăn. Chẳng hạn, với các món rau xào, chỉ cần thêm một chút dầu hào thì màu rau sẽ bóng đẹp và tròn vị mà không phải nêm nếm quá nhiều.

Cách thực hiện: Khi các nguyên liệu xào, nấu chín mềm thì bạn cho 1 thìa dầu hào (có thể thay đổi tùy khẩu vị), đảo nấu đều cho nguyên liệu thấm gia vị.

Làm xốt chấm cho các món luộc/ hấp

Công dụng của dầu hào còn có thể biến tấu thành loại xốt chấm cho các món ăn, giúp tăng hương vị và nâng tầm vị giác khi thưởng thức. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Với các món luộc/hấp: Bạn có thể kết hợp dầu hào với tỏi phi thơm, chút ớt băm để tạo ra loại xốt chấm ăn cùng các món luộc/ hấp. Khi chấm với xốt dầu hào, vị mặn ngọt hài hòa cùng hương thơm đặc trưng sẽ giúp các món rau củ luộc, trứng luộc, cá hấp… bớt đơn điệu, kích thích vị giác rõ rệt.
  • Với các món gà quay, vịt quay…: Bạn có thể pha dầu hào với nước tương, chút đường, giấm hoặc nước cốt chanh, thêm tỏi và ớt băm nhuyễn để tạo ra loại xốt có vị mặn ngọt hài hòa, xen lẫn chút chua cay. Khi chấm cùng gà quay, vịt quay, loại xốt này giúp cân bằng độ béo của da và thịt, làm món ăn trở nên tròn vị và hấp dẫn hơn mà không bị ngấy.

dầu hào là gì

Bạn có thể rưới một ít xốt dầu hào lên rau luộc để món ăn thêm đậm đà, dậy vị và cuốn hút hơn khi thưởng thức.

Kết hợp dầu hào khi làm bánh

Công dụng dầu hào còn được sử dụng như một nguyên liệu trong phần nhân của các loại bánh Trung Hoa như há cảo, bánh bao, xíu mại,… Nhờ hương vị đậm đà và thơm đặc trưng, dầu hào giúp phần nhân bánh trở nên ngon miệng, tròn vị và đặc sắc hơn.

Cách thực hiện: Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu nhân bánh, bạn cho định lượng dầu hào phù hợp vào nhân thì trộn đều lên, ướp và tiến hành làm bánh.

Bỏ túi lưu ý khi sử dụng dầu hào

Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết khi dùng dầu hào chế biến các món ăn hấp dẫn cho gia đình:

Chọn dầu hào chất lượng của thương hiệu uy tín

Để đảm bảo hương vị món ăn và an toàn sức khỏe, bạn nên chọn mua dầu hào từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, sản phẩm cần có quy trình sản xuất an toàn, đã được tiệt trùng cẩn thận nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại và giữ được chất lượng ổn định. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra bảng thành phần của dầu hào trước khi mua để tránh các thành phần dị ứng hoặc phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Chú ý lượng dầu hào dùng khi chế biến

Dầu hào có hương vị đậm đà, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ cũng đủ để làm dậy mùi và tăng độ ngon cho món ăn. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng dầu hào khi nấu nướng. Việc dùng quá tay có thể khiến món ăn bị mặn và làm mất đi hương vị tự nhiên của nguyên liệu.

Tránh dùng dầu hào cùng quá nhiều gia vị

Cơ bản dầu hào đã chứa vị mặn ngọt hài hòa nên thường có thể thay thế một phần các gia vị truyền thống. Do đó khi đã sử dụng dầu hào, bạn hạn chế nêm thêm các gia vị khác như nước mắm, muối, hạt nêm. Nếu có nêm thì nên điều chỉnh hương vị cân đối để tránh làm món ăn bị gắt vị nhé.

dầu hào là gì

Bạn ướp thịt với dầu hào cần căn chỉnh các gia vị khác như muối, nước mắm để cân bằng hương vị món ăn.

Dầu hào CHIN-SU Sò Điệp: Gia vị hảo hạng cho món ăn thêm ngon

Nâng tầm hương vị của món ăn không thể thiếu loại gia vị hoàn hảo. Hiểu điều này, CHIN-SU đã cho ra mắt Dầu hào CHIN-SU Sò Điệp được chiết xuất từ hàu và sò điệp Nhật Bản. Trong đó sò điệp Nhật nổi tiếng với cồi to, màu trắng sữa, vị thơm béo. Sự tuyển chọn nguyên liệu kỹ lưỡng này giúp dầu hào CHIN-SU thêm ngọt tự nhiên, dậy mùi thơm hấp dẫn, kích thích vị giác và giúp món ăn tròn vị hài hòa hơn.

Dầu hào CHIN-SU Sò Điệp còn có kết cấu đặc sánh giúp tiết kiệm gia vị, nguyên liệu thấm nhanh hơn. Điều này giúp tạo nên vị ngon hoàn hảo và độ bóng mượt đẹp mắt cho các món xào, thịt/cá ướp, xốt chấm,… Hơn hết, sản phẩm được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao với công nghệ chế biến hiện đại. Nhờ vậy giúp giữ trọn hương vị tự nhiên của hàu và sò điệp, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đặc biệt, sản phẩm hiện có đa dạng dung tích phù hợp mọi nhu cầu sử dụng, ví dụ chai nhỏ 150g thích hợp mang theo khi du lịch. Chai lớn 820g thích hợp dùng cho nhà hàng, quán ăn nơi cần sử dụng dầu hào nhiều giúp tiết kiệm chi phí.

Dầu Hào CHIN-SU Sò Điệp

Dầu Hào CHIN-SU Sò Điệp ngoài chứa hàu còn có sò điệp Nhật Bản giúp món ăn ngon đậm đà, dậy mùi hấp dẫn và bóng mượt đẹp mắt hơn.

>> Bạn có thể mua các sản phẩm Dầu Hào CHIN-SU Sò Điệp thơm ngon, chất lượng tại các siêu thị, bách hoá, cửa hàng phân phối chính hãng. Hoặc đặt hàng online trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada) để được giao nhanh tận tay.

Các thắc mắc khác về dầu hào

Bên cạnh câu hỏi dầu hào là gì và làm từ gì, nhiều người còn có một số thắc mắc khác:

Dầu hào ăn chay có được không?

Thông thường, dầu hào được làm từ chiết xuất con hàu – một loại động vật có vỏ, do vậy người ăn chay không thể dùng dầu hào. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đã có các loại dầu hào chay được sản xuất từ nguyên liệu nguồn gốc thực vật như nấm hương, đậu nành hoặc rong biển. Vậy nên người ăn chay có thể chọn các loại dầu hào chay này để sử dụng.

Dầu hào có mặn không?

Dầu hào có vị mặn nhẹ, xen lẫn vị ngọt và đậm đà đặc trưng. Đây là loại gia vị được làm từ chiết xuất hàu (hoặc hải sản), nên không chỉ tạo độ mặn mà còn tăng hương vị umami cho món ăn. So với nước mắm hay nước tương thì dầu hào thường ít mặn, nhưng lại đậm đà hơn, rất phù hợp để xào, ướp thịt hoặc làm nước xốt.

Dầu hào có phải là xì dầu không?

Dầu hào không phải là xì dầu, tuy có màu sắc khá giống nhưng thành phần và hương vị lại hoàn toàn khác biệt. Theo đó thành phần trong dầu hào được làm từ con hàu nấu chín trong nước muối cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh đặc, có vị mặn ngọt hài hòa và mùi thơm đặc trưng. Trong khi đó, xì dầu (hay còn gọi là nước tương) được lên men từ đậu nành và có vị mặn nhẹ, thường dùng để chấm hoặc nêm nếm món ăn.

Ăn dầu hào sống được không?

Dầu hào được sản xuất theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt, khép kín, được tiệt trùng kỹ lưỡng. Vì vậy, bạn có thể ăn dầu hào sống chấm cùng với món luộc, trộn salad,…

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ dầu hào là gì, được làm từ gì cũng như những công dụng và lưu ý khi sử dụng loại gia vị này trong nấu ăn. Hy vọng qua đó bạn có thể tự tin sử dụng dầu hào đúng cách, từ đó làm nên những món ăn thơm ngon, đậm đà và đầy hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.