Top 8 thức ăn không tốt cho sức khỏe cần tránh lạm dụng

Trong thực đơn ăn uống hằng ngày đều xuất hiện rất nhiều loại đồ ăn khác nhau, nhưng trong đó không phải loại nào cũng tốt. Các thực phẩm kém lành mạnh dù không trực tiếp gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh lý. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn top 8 đồ ăn không tốt cho sức khỏe mà mọi người cần tìm hiểu để phòng tránh.

Thực phẩm quá mặn, nhiều muối

Ăn nhiều muối, vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ suy thận, cao huyết áp, tim mạch, tổn thương huyết quản và cản trở quá trình máu lưu thông đến não. Đồng thời, dư thừa muối còn gây mất nước, khô da, da mất tính đàn hồi và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Do đó, bạn nên kiêng nạp quá nhiều muối bằng cách hạn chế lạm dụng gia vị này trong bữa ăn hằng ngày, đồng thời hạn chế các thức ăn không có lợi cho sức khỏe như thực phẩm ướp muối, rau xanh và củ quả muối chua, đồ ăn đã chế biến… Cùng với đó, bạn nên lựa chọn sử dụng nước mắm cắt giảm muối, vừa nâng cao hương vị bữa cơm, vừa góp phần hạn chế nhiều căn bệnh do việc ăn mặn gây ra.

Nước mắm giảm mặn là gia vị tiên phong hưởng ứng lời kêu gọi ăn giảm mặn từ Bộ Y tế. Sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại giúp giảm lượng muối so với nước mắm cốt, nhưng vẫn giữ được hương vị hài hòa, đậm đà vốn có, đảm bảo bữa ăn ngon miệng và an toàn cho sức khỏe.

Tránh dùng các loại gia vị mặn để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Món ăn vặt nhiều đường

Trong danh sách những món ăn không tốt cho sức khỏe không thể không nhắc đến thức ăn vặt chứa nhiều đường, ví dụ như bánh, kẹo, nước ngọt,… Những thức ăn này có thể khiến bạn tăng cân, bị đái tháo đường, dư thừa bã nhờn, gây mụn trứng cá, da xỉn màu và tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Chưa kể, việc ăn quá nhiều đường còn làm tăng chỉ số đường huyết, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não bộ, khiến chúng trở nên trì trệ.

Tuy vậy, đường lại là gia vị không thể thiếu và rất quan trọng giúp cơ thể vận hành. Thế nên, nhằm hạn chế các bệnh liên quan cũng như phòng tránh sử dụng quá nhiều đường, bạn có thể bổ sung đường tự nhiên tốt cho sức khỏe thông qua việc ăn các loại rau củ quả và trái cây tươi như táo, chuối, sung, nho, dâu tây, mâm xôi, dưa hấu…

Món ăn vặt nhiều đường là thức ăn không có lợi đối với sức khỏe mà bạn nên hạn chế tiêu thụ.

Thịt đỏ, thịt đã qua chế biến

Loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe nên phòng tránh tiếp theo là thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. Những loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò) là nguyên liệu cần thiết trong tất cả bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng lại gồm rất nhiều cholesterol xấu khiến cơ thể bị dư thừa chất béo và tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch. Với những loại thịt đã được chế biến (thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích), chúng chứa lượng lớn đường, muối, dầu mỡ và chất bảo quản. Đây là những tác nhân gây ra bệnh tim mạch, huyết áp tăng, thậm chí là ung thư.

Do vậy, các bạn chỉ cần nạp vào cơ thể một lượng thịt đỏ vừa phải, cụ thể là khoảng 70g/ngày (thịt đã nấu chín) hay 100g/ngày (thịt sống không bao gồm xương). Khi chế biến không nên để ở nhiệt độ quá cao, tránh nấu lâu khiến đồ ăn bị cháy, khét. Chưa hết, thay vì lạm dụng thịt đã qua chế biến sẵn, bạn hãy dùng thức ăn tươi sẽ cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt và an toàn cho sức khỏe hơn.

Dùng thịt đỏ với lượng vừa phải để cung cấp đủ protein cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

Gan động vật

Gan là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, gồm nhiều chất đạm, vitamin A, sắt, đồng… nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ không có lợi cho sức khỏe. Gan có chức năng là nơi đào thải độc tố, nên nếu không được chế biến kỹ hay tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến cơ thể dễ bị ngộ độc đồng. Điều này có thể dẫn đến thay đổi thoái hóa thần kinh và làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.

Bởi vì vậy, mọi người chỉ cần ăn gan 2 – 3 lần/tuần, mỗi bữa khoảng 50 – 70g (người lớn) và 30 – 50g (trẻ em). Bên cạnh đó, cần để ý chọn gan có màu đỏ sẫm tươi, bề mặt nhẵn, độ đàn hồi tốt và không có mùi hôi. Khi nấu ăn, tốt nhất nên rửa sạch máu trong gan và thấm khô để loại bỏ chất độc trong máu; nấu chín kỹ để diệt hết các chất độc có trong gan.

Gan động vật gồm rất nhiều dưỡng chất tốt đối với sức khỏe nhưng không nên ăn quá 2 – 3 lần/tuần.

Đồ ăn nấu bằng lò vi ba

Mọi thực phẩm được nấu bằng lò vi ba giúp tiết kiệm thời gian hơn so với cách nấu thông thường. Thế nhưng, nếu bạn đựng thực phẩm bằng hộp nhựa không dành cho lò vi sóng, chúng sẽ bị tan chảy ở nhiệt độ lớn, sinh ra các chất độc bám vào món ăn, lâu dần ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để sử dụng thực phẩm nấu trong lò vi ba mà vẫn đảm bảo vệ sức khỏe tốt, bạn nên dùng chén dĩa có chất liệu thủy tinh, gốm sứ, inox, nhựa chuyên dùng cho lò vi sóng để đựng thực phẩm. Không chỉ vậy, những loại đĩa giấy, màn gói thực phẩm, túi chuyên dụng cũng là lựa chọn phù hợp để đựng thức ăn khi nấu bằng lò vi ba.

Bạn cần chú ý đến chất liệu chén dĩa đựng thực phẩm khi sử dụng với lò vi ba.

Cá ngừ tươi, cá ngừ đóng hộp

Mặc dù là món ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng cá ngừ lại được liệt kê vào những thực phẩm có hại cho sức khỏe nếu dùng sai cách. Thành phần cá ngừ gồm các loại ký sinh trùng Opisthorchiidae, Anisakidae… gây ra bệnh tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, nôn mửa, sốt. Thêm vào đó, chúng cũng chứa hàm lượng Methylmercury cao, có nguy cơ dẫn đến kém phát triển ở trẻ nhỏ, mắc các vấn đề về thị lực, suy giảm khả năng nghe, khả năng nói chuyện…

Nhằm hạn chế hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe, hãy cẩn trọng khi ăn cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ tươi sống. Tốt nhất, bạn nên nấu chín để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng, đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Cá ngừ rất giàu Omega-3 nhưng nếu ăn thường xuyên cũng không tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm có chứa caffeine

Những sản phẩm chứa caffeine như trà, cà phê, chocolate… từ lâu luôn được coi là nhóm đồ ăn có hại cho sức khỏe. Việc lạm dụng thực phẩm chứa caffeine sẽ dẫn đến tác dụng phụ như làm mất nước trong cơ thể, tim đập nhanh, huyết áp tăng, rối loạn sự trao đổi đường trong cơ thể, đau đầu, và tác động tiêu cực đến não bộ.

Vậy nên, hãy dùng nhóm thực phẩm này một cách vừa phải. Theo khuyến cáo, người bình thường chỉ nên cung cấp cho cơ thể khoảng 400mg caffeine mỗi ngày, bằng với với 3 – 4 tách cà phê; bên cạnh đó cần kiêng lượng caffeine nạp vào cơ thể không vượt quá 200mg mỗi lần.

Caffeine giúp tăng vận hành các chất dẫn truyền thần kinh, giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn.

Đồ ăn nhanh

Món thực phẩm cuối cùng trong danh sách món ăn không tốt cho sức khỏe là thức ăn nhanh. Chúng gồm nhiều đường, muối, chất béo xấu bão hòa, chất béo chuyển hóa và thường có lượng calo nhưng lại ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Nếu ăn nhiều thức ăn nhanh sẽ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát, béo phì, ung thư, cùng với đó là tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim mạch.

Vì vậy, mọi người cần kiêng ăn thức ăn nhanh để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật. Nếu cảm thấy đói hay thèm ăn, bạn có thể bổ sung rau xanh hoặc trái cây tươi, giúp cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ để cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Một chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bỗ ích về những món ăn không tốt đối với sức khỏe, giúp bạn dễ dàng nhận diện và tránh lạm dụng trong bữa ăn mỗi ngày. Song song đó, hãy cố gắng tập thói quen phân tích chất dinh dưỡng có trong món ăn để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.
>>> Xem thêm: