Quy trình sản xuất nước tương, tạo vị đậm đà hấp dẫn cho món ăn
Quy trình sản xuất nước tương truyền thống trải qua nhiều công đoạn kỳ công, mất nhiều thời gian và công sức để tạo ra thành phẩm có hương vị đậm đà, hương thơm tinh tế và màu sắc bắt mắt. Nếu bạn tò mò muốn biết, hãy cùng tìm hiểu các bước làm nước tương trong bài viết sau.
Mục lục
Nguyên liệu làm nước tương gồm những gì?
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu giúp nước tương thành phẩm có vị thơm ngon như ý. Cụ thể, nguyên liệu sản xuất nước tương bao gồm:
- Đậu tương (hay đậu nành) nguyên vỏ: Là nguyên liệu cơ bản nhất của nước tương, chứa nhiều vitamin – khoáng chất tốt cho sức khỏe.
- Muối: Là gia vị cần thiết khi sản xuất nước tương, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lactic và nấm men phát triển cũng như hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây hư hỏng mẻ đậu nành.
- Lúa mì: Nếu làm nước tương theo phương pháp truyền thống, lúa mì được trộn cùng đậu nành theo tỷ lệ 1 : 1 để lên men nhanh hơn.
- Chất lên men: Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lên men và tăng hương vị cho sản phẩm.
- Chất bảo quản và phụ gia: Sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế, giúp nước tương thành phẩm bảo quản được lâu hơn.
Tìm hiểu quy trình sản xuất nước tương thơm ngon
Quy trình làm nước tương của mỗi nhà sản xuất có thể không giống nhau, nhưng nhìn chung gồm 12 bước cơ bản sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Chọn lọc, phân loại đậu nành theo kích cỡ.
Chọn lọc đậu nành cẩn thận giúp bảo đảm chất lượng thành phẩm cao nhất.
- Đưa đậu qua hệ thống làm sạch bao gồm hai bước ngâm đậu và rửa xối để loại bỏ hết tạp chất như đất, đá, bụi bẩn…
Ngâm đậu nành trong nước cho mềm và rửa sạch nhiều lần để loại bỏ hết tạp chất.
Bước 2: Hấp và làm nguội đậu nành
- Quá trình hấp đậu nành làm biến tính chất protein, giúp vi sinh vật dễ dàng lên men, rút ngắn thời gian ủ và tiêu diệt vi sinh vật có khả năng gây hư hỏng mẻ đậu.
- Tiếp theo, làm nguội đậu nành hoàn toàn nhằm hạn chế biến tính, ảnh hưởng đến chất lượng đậu.
Đậu nành sau khi hấp chín cần làm nguội ngay.
Bước 3: Quá trình nuôi mốc
- Nuôi mốc là công đoạn đặc biệt quan trọng với quá trình lên men.
- Trong bước này, bột mì đóng vai trò là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn lên men. Bột được rang khô, làm nguội và trộn cùng đậu nành theo tỷ lệ nhất định.
Bước 4: Phối trộn
- Trộn hỗn hợp bột mì – đậu nành với chất phụ gia phù hợp, giúp quá trình ủ và thủy phân nguyên liệu đồng đều, ít hư hỏng.
Bước 5: Ủ hương
- Ủ nguyên liệu ở nhiệt độ 37 – 54 độ C trong 3 – 7 ngày liên tiếp để lên men từ từ.
Ủ đậu nành ở nhiệt độ, thời gian thích hợp và đợi lên men.
Bước 6: Thủy phân
- Đây là công đoạn thủy phân protein trong đậu thành nước tương bằng cách trộn đều với muối.
- Duy trì nguyên liệu ở nhiệt độ phòng 35 – 40 độ C trong 3 – 4 ngày, sau đó đưa nguyên liệu và máy thủy phân ở nhiệt độ 105 – 112 độ C.
Bước 7: Hãm mốc
- Đun sôi nước tương với nước muối (nồng độ 20 – 30%), tiếp theo trộn đều với đậu nành đã nuôi mốc để tách bỏ tạp chất. Bảo đảm phun nước muối đều khắp tất cả bề mặt nguyên liệu.
Bước 8: Trích ly – lọc
- Loại bỏ các chất hòa tan trong nguyên liệu để lấy được thành phẩm nước tương.
- Tiếp theo, sử dụng nước muối nồng độ 20 – 30%, nhiệt độ 60 độ C cho vào nguyên liệu để tạo mùi vị. Ngâm hỗn hợp khoảng 1 ngày để dễ dàng lọc tách thành phẩm.
Bước 9: Phối chế
- Thêm chất phụ gia (hoặc chất bảo quản) phù hợp vào nguyên liệu để thành phẩm không bị hư hỏng.
Bước 10: Thanh trùng
- Thực hiện thanh trùng nước tương ở nhiệt độ 90 – 100 độ C trong 20 phút nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây hại và tăng chất lượng thành phẩm.
Bước 11: Lắng tự nhiên – lọc tinh chất
- Để thành phẩm đạt chất lượng cao nhất, nhà sản xuất tiến hành lọc bỏ cặn (từ vỏ đậu nành hoặc phụ gia chưa tan hoàn toàn) một lần nữa.
Lắng lọc nước tương nhiều lần giúp thành phẩm đẹp mắt và thơm ngon hơn.
Bước 12: Chiết rót và đóng gói
- Sử dụng thiết bị chiết rót – đóng nắp chuyên dụng để cho nước tương thành phẩm vào chai.
Có thể chế biến nước tương tại nhà được không?
Từ quy trình sản xuất nước tương kể trên, các bạn thấy rằng nếu muốn chế biến nước tương tại nhà thì sẽ mất nhiều thời gian, công sức để cho ra thành phẩm thơm ngon chuẩn vị. Thêm nữa, bạn có thể chưa biết cách điều chỉnh lượng đậu, lượng bột mì, pha trộn phụ liệu… thì chất lượng nước tương không như ý.
Vì thế, với những người bận rộn hoặc chưa biết cách tự làm nước tương thì hãy cân nhắc chọn mua sản phẩm cao cấp, uy tín từ thương hiệu tin cậy hiện đang bán sẵn ngoài thị trường, vừa bảo đảm tính tiện lợi – vừa cam kết hương vị thơm ngon. Chẳng hạn như nước tương CHIN-SU – Thương hiệu nước tương hàng đầu Việt Nam, được hàng triệu người tiêu dùng yêu thích trong mọi bữa ăn.
Nước tương CHIN-SU “ghi điểm” với nguồn nguyên liệu tuyển chọn kỹ lưỡng, công thức sản xuất kết hợp truyền thống và cải tiến công nghệ hiện đại độc đáo. Từ đó không chỉ cam kết chất lượng đạt chuẩn an toàn vì sức khỏe người Việt, sản phẩm còn có hương vị mặn ngọt hài hòa, phù hợp thưởng thức cùng tất cả món ăn.
Hiện tại, nước tương CHIN-SU đang được bán với hai phiên bản là:
– Nước tương CHIN-SU Nấm Shiitake lấy từ nguyên liệu Nấm Shiitake hảo hạng Nhật Bản, cho hương vị mặn ngọt thanh tao, kèm béo bùi đặc trưng, bảo đảm độ thơm ngon đồng đều đến giọt cuối cùng.
Nước tương CHIN-SU Nấm Shiitake không chỉ cải tiến hương vị mà còn hoàn thiện chỉn chu về thiết kế, bao bì.
– Nước tương CHIN-SU tỏi ớt thêm tỏi ớt cay nồng, thổi bùng vị giác nhưng vẫn giữ trọn công thức mặn ngọt cân bằng của thương hiệu CHIN-SU nổi tiếng, giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Nước tương CHIN-SU tỏi ớt mang lại trải nghiệm gia vị chấm hoàn toàn khác biệt.
Bộ đôi nước tương CHIN-SU mang lại nhiều tầng vị khác nhau cho người tiêu dùng thỏa thích lựa chọn và biến tấu những món ăn thường ngày trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn.
Hy vọng chia sẻ về quy trình sản xuất nước tương truyền thống trong bài viết mang lại nhiều thông tin giá trị cho bạn đọc. Đồng thời giúp bạn tìm được thương hiệu sản xuất nước tương vừa vặn khẩu vị, đạt chuẩn chất lượng an toàn tối đa.
>> Xem thêm: