Hướng dẫn cách xử lý nước mắm bị hôi nhanh chóng, hiệu quả

Nước mắm ủ chượp truyền thống có mùi thơm đặc trưng, giúp hương vị món ăn đậm đà hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách thì mùi hương có thể bị thay đổi, khiến người dùng khó chịu. Vì thế, bài viết sau đây “mách nhỏ” cho bạn 3 cách xử lý nước mắm bị hôi hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.

Vì sao nước mắm lại nặng mùi?

Nguyên nhân khiến cho nước mắm có mùi thơm nồng đến từ nguyên liệu và quá trình sản xuất. Cụ thể, nước mắm nguyên chất được chiết xuất từ quá trình ủ muối cá tươi và đợi lên men trong khoảng 12 – 15 tháng. 

Chính phần thịt cá đó thủy phân tự nhiên thành hai loại đạm cơ bản, trong đó đạm Amin có tác dụng tăng độ đạm, còn đạm Ammonium giúp thành phẩm sở hữu mùi thơm nồng. Tuy nhiên, mùi hương của đạm thối trong nước mắm luôn được nhà sản xuất kiểm soát ở mức tối thiểu, hiếm khi gây khó chịu cho người dùng. 

cách xử lý nước mắm bị hôi

Nước mắm là loại gia vị có mùi thơm đặc trưng từ cá.

Thêm vào đó, chỉ có dòng nước mắm chất lượng, sử dụng nguồn cá tươi ngon, không thêm hương liệu và áp dụng quy trình ủ chượp đúng chuẩn mới tạo ra mùi mắm thơm, đặc trưng hương cá. Do vậy, nếu nhận thấy chai nước mắm có mùi hôi khó chịu thì rất có thể bạn đã mua nhầm nước mắm nhái, kém chất lượng hoặc bảo quản chưa đúng cách, làm sụt giảm hương vị.

Bật mí cách tạo mùi thơm cho nước mắm

Để giúp nước mắm thêm thơm ngon, phù hợp với mọi món ăn thì bạn có thể áp dụng cách tạo mùi thơm cho nước mắm đơn giản sau:

Nguyên liệu

  • Nước mắm.
  • Đường.
  • Nước lọc.
  • Muối.
  • Dứa (thơm).
  • Mía lau.
  • Dấm/Nước cốt chanh.
  • Tỏi.
  • Ớt tươi.

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch ớt tươi, bỏ cuống. Dứa rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Đun sôi một lượng nước lọc vừa phải, sau đó từ từ cho đường, nước mắm, muối và vài lát dứa vào, khuấy đều tay. Nếu thích vị hơi chua, có thể bỏ vào chút giấm hoặc nước cốt chanh.
  • Bước 3: Đợi nước mắm nguội dần, bạn bỏ vào hủ thủy tinh, đậy kín để bảo quản.
  • Bước 4: Mỗi khi dùng, bạn lấy một ít nước mắm, pha chút tỏi, ớt băm là được.

cách để nước mắm không bị hôi

Nước mắm dứa, chanh pha sẵn có hương vị mặn ngọt bắt miệng, chấm mọi món đều ngon.

Làm thế nào để bảo quản nước mắm luôn thơm ngon?

Muốn nước mắm trọn vẹn hương vị nguyên bản sau một thời gian sử dụng, người dùng nên lưu lại một số lưu ý quan trọng sau:

  • Để nước mắm ở nơi thoáng mát: Bảo quản chai nước mắm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời là cách tốt nhất để bảo đảm chất lượng nước mắm. Đồng thời, bạn không nên đặt sản phẩm trong tủ lạnh vì nếu ở nhiệt độ thấp, phần muối dễ lắng xuống đáy chai, dẫn đến độ muối không đồng đều, gây ra hiện tượng chuyển màu đen.
  • Luôn vặn chặt nắp chai sau khi sử dụng: Việc đậy kín nắp chai khi sử dụng xong là điều cần thiết, giúp hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn… xâm nhập, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Nước mắm đã mở nắp nên được sử dụng trong vòng 1 tháng: Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất, hạn sử dụng của nước mắm đã mở nắp chỉ khoảng 30 ngày. Vì ít nhiều trong khoảng thời gian đó, những thành phần dưỡng chất của nước mắm có thể bị oxy hóa, làm giảm sút chất lượng vốn có.
Nên làm gì khi nước mắm bị hôi và có màu bất thường?

Nếu chai nước mắm xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đóng cặn, mùi hôi/chua, màu sắc chuyển đen/xanh xám, có nấm men ở miệng chai… thì có khả năng đã bị hỏng. Lúc này, cách xử lý nước mắm bị hôi, hư hỏng tốt nhất là bạn không nên tiếp tục sử dụng sản phẩm nữa. 

Một số cách khử mùi hôi của nước mắm

Nếu vô tình nước mắm bám trên quần áo, đồ dùng gia đình… thì bạn có thể loại bỏ mùi hôi nhanh chóng bằng những nguyên liệu quen thuộc sau:

  • Chanh: Tính axit mạnh của chanh có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi hiệu quả. Bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với một chút nước lọc để làm sạch vết nước mắm là xong. 
  • Giấm trắng: Tương tự nước cốt chanh, giấm trắng cũng có khả năng loại bỏ mùi khó chịu từ nước mắm và diệt nấm mốc nhanh chóng. Cách làm rất đơn giản là bạn pha giấm trắng cùng nước lọc, sau đó phun đều lên khắp bề mặt dính nước mắm.  
  • Bạc hà: Bạc hà là nguyên liệu chứa hàm lượng Methanol dồi dào, có công dụng đánh bay mùi hôi của nước mắm. Bạn hãy pha bạc hà với nước lọc và nước cốt chanh rồi phun lên khu vực cần khử mùi là được.

cách để nước mắm bị hôi

Mọi người có thể xử lý mùi hôi nước mắm bằng nước bạc hà – chanh.

  • Cà phê: Cà phê được biết đến là một nguyên liệu có tính hút ẩm mạnh nên dễ dàng loại  bỏ mùi ẩm mốc. Bạn cho cà phê vào túi lọc, đặt lên vị trí bám mùi nước mắm, hoặc treo trong xe, tủ đồ… để khử mùi hôi.
  • Than hoạt tính: Than hoạt tính có thành phần Carbon, giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể dùng loại than nước hoặc túi treo ở nơi có mùi mắm.

Mong rằng gợi ý cách xử lý nước mắm bị hôi trong bài viết giúp ích cho bạn đọc. Để hạn chế tình trạng nước mắm có mùi, cách tốt nhất là lựa chọn sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc nguyên liệu minh bạch và bảo đảm quy trình sản xuất tiêu chuẩn.

CHIN-SU là một trong những thương hiệu nước mắm được nhiều gia đình Việt yêu thích. Theo đó, nước mắm CHIN-SU được sản xuất từ cá cơm tươi hảo hạng, đồng thời kết hợp giữa quá trình ủ chượp truyền thống và quy trình sản xuất hiện đại, giúp thành phẩm nước mắm không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dễ dàng mua nước mắm CHIN-SU ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa,… trên toàn quốc với mức giá vô cùng tiết kiệm, phù hợp với tài chính của nhiều gia đình.

>> Xem thêm: