Nước mắm nguyên chất là gì? Cách nhận biết nước mắm ngon
Tuy nước mắm là một loại gia vị quen thuộc, được sử dụng hàng ngày trong mọi bữa ăn nhưng không phải ai cũng biết cách nhận biết nước mắm ngon. Hãy tham khảo thông tin hữu ích từ bài viết sau để lựa chọn nước mắm đúng chuẩn, giúp món ngon đúng điệu nhất có thể nhé!
Mục lục
Nước mắm nguyên chất là gì?
Nước mắm nguyên chất (hay nước mắm nhĩ) là loại nước mắm được chiết xuất từ hỗn hợp gồm hai thành phần cá tươi và muối hạt tinh khiết. Trải qua quá trình ủ chượp ròng rã nhiều tháng liền, thành phẩm nước mắm nguyên chất có kết cấu sánh quyện từng giọt, mùi thơm cá dễ chịu, sắc nâu cánh gián đẹp mắt và vị mặn đậm đà.
Nước mắm nguyên chất không chỉ tạo ấn tượng về màu sắc, mùi hương mà còn kích thích vị giác.
Cách nhận biết nước mắm ngon từ chuyên gia
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chọn nước mắm ngon, nguyên chất cho bạn tham khảo:
Dựa vào màu sắc
Bạn có thể nhận diện một chai nước mắm ngon hay không qua màu sắc. Nếu sản phẩm có màu nâu vàng cánh gián, không có vẩn đục hoặc đóng cặn ở đáy chai thì đó là nước mắm nguyên chất. Cùng với đó, bạn không nên mua nước mắm có màu sắc lạ (như nâu đen, xanh xám…) hoặc xuất hiện kết tủa vì có thể bị biến chất, không đảm bảo độ ngon vốn có.
Dựa vào mùi hương
Một chai nước mắm ngon không chỉ có màu đẹp mà còn có mùi thơm. Ngay khi vặn nắp chai nước mắm nguyên chất, mùi thơm cá thoang thoảng dễ chịu tỏa ra ngay lập tức, kích thích khứu giác của bạn mạnh mẽ. Sau một khoảng thời gian, mùi hương đó hoàn toàn không thay đổi hay biến mất, mà càng lúc càng thơm.
Dựa vào hương vị
Bên cạnh màu sắc hay mùi hương như trên, bạn đừng ngại thử vị của nước mắm để nhận biết đó có phải sản phẩm chất lượng hay không. Khi nếm thử, nước mắm ngon có vị mặn đậm đà, hậu ngọt béo vị cá tươi rất rõ và không tạo cảm giác gắt ở đầu lưỡi.
Nước mắm ngon có vị mặn ngọt hài hòa, chấm trực tiếp hay nêm nếm đều không ảnh hưởng đến vị nguyên bản của món ăn.
Dựa vào độ đạm
Mỗi loại nước mắm có một độ đạm (*) nhất định. Nước mắm càng ngon, càng giàu dinh dưỡng thì độ đạm càng cao (nhưng không đồng nghĩa nước mắm có độ đạm cao là nước mắm ngon, vì theo nghiên cứu, nước mắm truyền thống chỉ có độ đạm trung bình từ 25 – 28 °N, cao nhất là 45 °N).
(*) Độ đạm là thông tin cho người tiêu dùng biết rõ chất lượng của nước mắm, xác định dựa trên nồng độ Nitơ trong lúc cá tươi bị thủy phân tự nhiên.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003), nước mắm chia thành 4 loại cơ bản gồm:
- Độ đạm > 30 °N: Loại đặc biệt.
- Độ đạm > 25 °N: Loại thượng hạng.
- Độ đạm > 15 °N: Loại hạng 1.
- Độ đạm > 10 °N: Loại hạng 2.
Có thể thấy, một chai nước mắm chất lượng phải đạt hàm lượng đạm ít nhất 10 °N. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này bên trên bao bì để đánh giá sản phẩm có đáp ứng tiêu chí độ đạm tối thiểu hay không.
Thử nước mắm bằng cơm nguội như thế nào?
Ngoài nhận diện theo những yếu tố như trên, nhiều người còn áp dụng cách thử nước mắm ngon bằng cơm nguội. Đây là phương pháp dân gian được truyền miệng nhưng chưa có minh chứng xác thực và tỷ lệ chính xác không cao. Bạn cân nhắc trước khi thực hiện nhé.
Cách làm rất đơn giản là bạn chỉ cần thả một hai hạt cơm nguội vào cốc/ly đựng nước mắm. Nếu hạt cơm nổi lên là nước mắm ngon, nguyên chất và ngược lại, hạt cơm bị chìm là nước mắm đã pha.
Các lưu ý quan trọng khác khi chọn mua nước mắm
Bên cạnh những cách thức nhận diện nước mắm nguyên chất đề cập kể trên, bạn đừng quên lưu lại thêm một số lưu ý cần thiết bên dưới giúp tìm ra sản phẩm ưng ý nhất:
- Chỉ nên mua nước mắm có nguồn gốc minh bạch, xuất xứ nguyên liệu rõ ràng.
- Lựa chọn sản phẩm đạt chứng nhận an toàn do Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp.
- Ưu tiên các dòng nước mắm từ những thương hiệu uy tín trên thị trường (chẳng hạn như nước mắm CHIN-SU) vì chất lượng sản phẩm đã được kiểm định.
- Tìm hiểu thông tin nguyên liệu, hạn sử dụng, độ đạm… cẩn thận trước khi mua sắm.
Hy vọng các chia sẻ trong bài viết giúp bạn biết cách nhận biết nước mắm ngon, từ đó có thể chọn được sản phẩm chất lượng nhất cho gia đình mình và để mỗi bữa ăn đều thơm ngon trọn vị nhé.
>>> Xem thêm: