Bí kíp làm củ kiệu ngâm nước mắm đường giòn ngon, ăn là ghiền
Củ kiệu ngâm mắm đường là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, được nhiều người yêu thích bởi có hương thơm đặc trưng, ngọt giòn từ củ kiệu hòa cùng nước mắm đậm đà. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường như thế nào chuẩn vị? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn công thức làm kiệu ngâm siêu dễ. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Hướng dẫn cách làm củ kiệu ngâm mắm đường đơn giản mà ngon giòn
Dưới đây là cách ngâm kiệu với nước mắm đường dễ làm tại nhà, phù hợp với người bận rộn:
Chuẩn bị nguyên liệu
Trước khi làm kiệu ngâm mắm đường, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- 500 gam củ kiệu tươi.
- 1 củ cà rốt vừa.
- 2/3 chén giấm ăn.
- 150ml nước mắm.
- 200 gam đường.
- 2 muỗng canh muối
Tùy theo nhu cầu dùng kiệu ngâm, mà bạn có thể điều chỉnh số lượng nguyên liệu phù hợp.
Cách ngâm kiệu nước mắm
Với 5 bước làm củ kiệu ngâm nước mắm đường đơn giản dưới đây, bạn có thể kết hợp cùng bánh chưng, bánh tét hoặc mọi món ăn đều cực bắt vị.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn chọn mua những củ kiệu tươi, rồi mang về rửa sơ qua với nước.
- Sau đó cho kiệu vào thau, đổ nước ấm cho sâm sấp bề mặt kiệu, thêm một ít muối vào và ngâm trong khoảng 2 tiếng.
- Tiếp đó, dùng dao loại bỏ phần rễ và lớp vỏ mỏng bên ngoài của kiệu, rồi ngâm trong một thau nước lạnh khác và rửa sạch.
- Rửa kiệu lại lần nữa bằng một thau nước muối pha loãng, sau đó mang đi phơi nắng.
- Cuối cùng, cà rốt cạo sạch vỏ, cắt thành những khúc có độ dày 1/3 lóng tay (hoặc có thể cắt hình hoa tùy thích). Tiếp đó, rửa cà rốt chung với nước muối pha loãng khoảng 4 – 5 phút là được.
Củ kiệu mua về cần ngâm với nước cho mềm, sau đó dùng dao loại bỏ phần rễ lẫn màng vỏ mỏng bên ngoài.
Bước 2: Phơi nắng kiệu
- Đem mâm (rổ, sàng,…) kiệu và cà rốt phơi một nắng đến khi kiệu khô ráo là được.
Lưu ý: Tránh phơi kiệu dưới ánh nắng mặt trời quá gắt, vì có thể làm cho củ kiệu khô, teo quá mức khiến thành phẩm giảm đi vị ngon. |
Bước 3: Nấu nước mắm đường
- Cho 250 gam đường và 150ml nước mắm ngon vào nồi, sau đó bắc lên bếp nấu ở lửa nhỏ.
- Vừa nấu, bạn vừa khuấy đều tay cho đường tan hết. Hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội hẳn.
Cho đường và nước mắm vào nồi khuấy đều để tan hoàn toàn, tránh bị lợn cợn.
Bước 4: Rửa kiệu với giấm
- Sau khi phơi nắng kiệu xong, bạn tiếp tục gọt bỏ phần rễ và lớp màng kiệu còn sót lại.
- Tiếp đến, cho kiệu vào tô lớn có 2/3 giấm rửa khoảng 3 – 4 phút.
- Sau 4 phút, vớt kiệu ra khỏi tô giấm để ráo, không cần rửa lại với nước.
Lưu ý: Việc rửa sạch kiệu với giấm sẽ giúp kiệu trắng, giòn, chua nhẹ ngon hơn. |
Bước 5: Ngâm củ kiệu
- Bạn rửa sạch hũ thủy tinh với nước nóng, để khô nước hoàn toàn rồi lau chùi sạch sẽ trước khi ngâm kiệu.
- Tiếp đó, xếp củ kiệu và cà rốt vào trong hũ, rồi đổ nước mắm đường đã nguội vào trong và đậy kín nắp. Để hũ kiệu ngâm ở nơi thoáng mát khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
Xếp kiệu và cà rốt vào hũ cho đều đẹp, sau đó chế nước mắm đường vào ngâm trong vài ngày là có thể dùng được.
Lưu ý: Khi kiệu đã ăn được, bạn nên bảo quản kiệu trong ngăn mát tủ lạnh để kiệu giữ được độ giòn ngọt lâu hơn. |
Củ kiệu ngâm mắm đường như nào mới đạt chuẩn?
Để biết đước cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường có chuẩn vị hay không, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Màu sắc: Kiệu vẫn giữ được màu trắng, đôi khi có màu nâu cánh gián do đã thấm được nước mắm đường. Đồng thời, nước ngâm kiệu có màu trong vắt.
- Hương vị: Có hương thơm đặc trưng của nước mắm và củ kiệu. Đặc biệt, khi mở hũ ngâm kiệu không có mùi chua, hay nước bị sủi bọt là thành công.
- Cảm nhận khi thưởng thức: Củ kiệu ăn vào giòn sần sật, có vị chua nhẹ của giấm, và vị mặn ngọt, đậm đà của nước mắm đường vô cùng hấp dẫn.
Thành phẩm kiệu ngâm nước mắm đường có màu vàng nâu đẹp mắt áo trên lớp ngoài của kiệu.
Bí quyết làm kiệu ngâm mắm đường chuẩn vị, để được lâu
Ngoài thực hiện theo cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường ở trên, dưới đây là một vài “bí kíp” giúp món kiệu vừa thơm ngon đúng điệu, vừa dùng được lâu.
- Lựa chọn củ kiệu: Bạn nên chọn củ kiệu Huế, hoặc những củ kiệu nhỏ, vừa vặn để khi ngâm dễ thấm gia vị và giòn hơn.
- Sơ chế củ kiệu: Khi sơ chế bạn gọt bỏ hoàn toàn phần ngọn, rễ và lớp vỏ bên ngoài kiệu. Đồng thời khi ngâm kiệu với nước muối nên để ráo nước hoàn toàn.
- Ngâm kiệu đủ ngày: Tùy vào công thức sẽ có thời gian ủ kiệu khác nhau, tuy nhiên bạn nên ngâm kiệu đủ ngày (7 – 10 ngày) để cho ra thành phẩm tốt nhất.
- Cách bảo quản: Khi lấy kiệu thưởng thức, bạn nên dùng đũa gắp phần vừa ăn và tránh đảo trộn.
- Sử dụng nước mắm chất lượng, ngon hảo hạng: Đây là yếu tố giúp món kiệu ngâm mắm đường ngon mê ly, ai cũng thích. Tốt nhất, bạn nên dùng nước mắm của thương hiệu uy tín, nhằm đảm bảo chất lượng và vị ngon hài hòa.
Bật mí đến bạn nước mắm CHIN-SU Cá cơm Biển Đông là sản phẩm được nhiều chị em nội trợ tin dùng. Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu cá cơm tươi đánh bắt ngay trên vùng biển Phú Quốc được tuyển chọn kỹ lưỡng, ủ chượp theo công thức bí truyền. Nhờ đó cho ra thành phẩm nước mắm có vị ngon đậm đà, sánh quyện, sắc vàng cánh gián bắt mắt cùng hương thơm dịu nhẹ tự nhiên, giúp món kiệu ngâm mắm đường thơm ngon hấp dẫn. Người tiêu dùng an tâm sử dụng bởi quy trình sản xuất nước mắm CHIN-SU được đảm bảo nghiêm ngặt từ khâu ủ chượp đến đóng chai, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế.
Nước mắm CHIN-SU Cá cơm Biển Đông vị ngon thượng hạng giúp món ăn bùng nổ vị giác.
Trên đây là gợi ý cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường giòn ngon, đúng điệu dành cho bạn. Hãy thử bắt tay làm ngay hôm nay để giúp mâm cơm gia đình có thêm một món ăn kèm đặc sắc. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: