Điểm danh 15 làng nghề nước mắm nổi tiếng ở nước ta
Tuy không bắt nguồn từ Việt Nam nhưng nước mắm luôn được xem là món “quốc hồn quốc túy”. Chính vì thế, từ Bắc đến Nam đều có những làng nghề nước mắm truyền thống, mang đến giọt nước mắm nâu vàng óng ánh, sánh quyện. Hãy cùng khám phá 15 làng nghề làm nước mắm nức tiếng trong bài viết sau nhé!
Mục lục
Khám phá lịch sử nghề làm nước mắm của Việt Nam
Không ai biết chính xác nghề nước mắm ở Việt Nam có từ bao giờ nhưng theo nhiều nghiên cứu khẳng định rằng nguồn gốc nước mắm nước ta đến từ vương quốc Chăm-pa.
Ở giai đoạn Con đường tơ lụa phát triển mạnh mẽ, người Chăm-pa có cơ hội tiếp xúc và học hỏi phương pháp làm Garum của người La Mã (tương tự cách làm nước mắm của người Việt hiện nay). Đến năm 1963, khi Chăm-pa sáp nhập vào Đại Việt, nước mắm dần trở thành một loại gia vị/nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của tất cả mọi người Việt.
Bật mí 15 làng nghề nước mắm bạn nên ghé thăm ít nhất một lần
Dưới đây tổng hợp 15 nơi làm nước mắm truyền thống nổi tiếng tại nước ta mà bạn nên lên kế hoạch thăm quan và trải nghiệm càng sớm càng tốt:
Làng nghề nước mắm Phú Quốc – Kiên Giang
Nhờ có vị trí gần cạnh vùng biển Đông, Phú Quốc (Kiên Giang) sở hữu nguồn cá tươi ngon, chắc thịt, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề nước mắm truyền thống với hơn 200 năm kinh nghiệm. Thành phẩm nước mắm cá Phú Quốc được đông đảo người tiêu dùng yêu thích bởi sắc nâu vàng óng đẹp mắt, hương thơm dễ chịu và có vị mặn ngọt hài hòa.
Nghề làm nước mắm Kiên Giang kết hợp giữa quy trình ủ chượp thủ công và công nghệ xử lý hiện đại, cho ra thành phẩm thơm ngon, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm: TOP 4 nhà thùng nước mắm Phú Quốc quy mô bậc nhất
Làng nghề nước mắm rươi Trà Vinh
Nước mắm rươi (hay còn gọi là nước mắm ngự hoặc nước mắm dâng vua) là loại nước mắm nổi tiếng bậc nhất Trà Vinh. Điểm đặc biệt của nước mắm xuất phát từ nguyên liệu độc đáo – rươi và quy trình ướp muối – ủ chượp – phơi nắng kỳ công. Nước mắm rươi Trà Vinh vô cùng giàu dinh dưỡng (đặc biệt là chất đạm) và vị mặn đậm đà, hậu không gắt.
Làng nghề nước mắm Phan Thiết – Bình Thuận
Có thể nói, Phan Thiết là “cái nôi” của nghề làm nước mắm truyền thống vì xưa kia, người Chăm-pa từng sinh sống tại đây và lưu truyền công thức làm mắm thủ công. Làng mắm Phú Quốc để lại ấn tượng đặc biệt với thiết kế nhà lều ủ mắm đặc trưng, nguồn cá phong phú và thành phẩm sóng sánh, thơm ngon khó cưỡng.
Làng nghề nước mắm Nha Trang – Khánh Hòa
Không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh ấn tượng, Nha Trang còn được biết đến bằng làng nghề làm nước mắm hơn 100 năm tuổi. Nước mắm Nha Trang có độ đạm cao, mùi thơm khó quên, hậu ngọt nhờ nguồn nguyên liệu tươi ngon của vùng biển Cam Ranh hoặc Nha Trang, trải qua quy trình ủ trộn độc quyền hơn 6 tháng.
Người dân Nha Trang luôn nỗ lực duy trì nghề làm mắm truyền thống, mang đến sản phẩm thơm ngon, cao cấp nhất cho người tiêu dùng.
Làng nghề nước mắm Nam Ô – Đà Nẵng
Được hình thành từ đầu thế kỷ XX, điểm đặc trưng của nước mắm Nam Ô là ưu tiên sử dụng cá cơm than tươi ngon, được ủ chượp trong chum làm từ gỗ mít. Tất cả tạo ra hương vị mắm thơm tự nhiên, có màu nâu hổ phách đẹp mắt và vị mặn ngọt vừa vặn khẩu vị người Việt.
Làng nghề nước mắm Cửa Khe – Quảng Nam
Tương tự nước mắm Nam Ô, nước mắm của làng nghề Cửa Khe (Quảng Nam) cũng sử dụng nguồn cá cơm tươi tuyển chọn. Nhưng điểm khác biệt rõ ràng nhất ở quy trình sản xuất khi cá cơm được trộn muối trực tiếp trên thuyền, ủ trong bể và phơi nắng khoảng 6 tháng, sau đó làm dịu tự nhiên trong bóng râm 3 tháng để mang lại hương vị mặn ngọt hiếm có.
Làng nghề nước mắm Vạn Phần – Nghệ An
Nước mắm Vạn Phần (Nghệ An) nổi tiếng là dòng nước mắm tiến dâng vua chúa nên mùi thơm thoang thoảng bay xa, màu nâu cánh gián óng ánh và đạt độ sánh sệt ấn tượng. Để có được thành phẩm chất lượng như thế, người dân phải lựa chọn nguyên liệu kỹ càng và tuân thủ sát sao quy trình làm mắm truyền thống.
Trải qua bao đời, nghề làm nước mắm ở Vạn Phần vẫn được truyền giữ nguyên vẹn, tạo nên thương hiệu nước mắm Vạn Phần chất lượng, thơm ngon.
Làng nghề nước mắm Quỳnh Lưu – Nghệ An
Vùng đất Quỳnh Lưu (Nghệ An) được thiên nhiên ban tặng nguồn cá cơm, cá trích tươi ngon và sở hữu phương pháp cài nén trong chum sành độc đáo để phát triển thương hiệu nước mắm nổi tiếng như bây giờ. Nước mắm Quỳnh Lưu gây thương nhớ với mùi thơm nồng đặc trưng, vị mặn mòi của cá biển và màu sắc vàng đẹp.
Làng nghề nước mắm Ba Làng – Thanh Hóa
Qua hàng trăm năm phát triển, nghề làm mắm tại Ba Làng dần trở nên nổi tiếng nhờ phương pháp ủ chượp gài nén truyền thống độc đáo và nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào. Sản phẩm đạt chuẩn có hương vị ngọt bùi, màu sắc sóng sánh, để càng lâu càng ngon.
Làng nghề nước mắm Khúc Phụ – Thanh Hóa
Một trong những làng nghề làm nước mắm nổi tiếng tại Thanh Hóa là Khúc Phụ, với hương vị mặn đặc trưng và sắc nâu óng ánh. Góp phần tạo nên giọt nước mắm thơm ngon, người dân phải dày công chọn lọc, sơ chế nguyên liệu và ủ chượp thủ công hàng tháng ròng.
Thưởng thức nước mắm Khúc Phụ làm cho nhiều người tiêu dùng Việt Nam mê mẩn từ lần đầu tiên.
Làng nghề nước mắm Đề Gi – Bình Định
Đề Gi nổi tiếng với làng làm nước mắm cá cơm truyền thống “cha truyền con nối” hơn vài trăm năm tuổi. Trải qua quy trình ướp muối và ủ chượp kỳ công, từng giọt nước mắm Đề Gi sánh quyện, vàng óng, vị mặn đậm đà khiến bao người phải xuýt xoa, mê mẩn.
Làng nghề nước mắm Sa Châu – Nam Định
Tồn tại từ thời vua Minh Mạng đến nay, nước mắm Sa Châu (Nam Định) được nhiều người tiêu dùng yêu thích bởi nồng độ đạm cao và mùi thơm nồng khó quên. Điều này là nhờ chiết xuất từ nguồn cá cơm, cá nục, cá cuỗm, tép moi… giàu dinh dưỡng, ủ chượp ròng rã 11 – 12 tháng liền và tiếp tục chôn xuống đất 1 năm trở lên.
Làng nghề nước mắm Diêm Điền – Thái Bình
Nước mắm Diêm Điền nức tiếng gần xa nhờ quy trình làm mắm thủ công hoàn toàn, không có chất xúc tác hóa học và nguồn cá nhâm to, tươi ngon. Thành phẩm có mùi thơm thoang thoảng, màu vàng nâu đẹp mắt và vị mặn ngọt, chấm mọi món đều ngon.
Nguồn nguyên liệu tươi ngon của nước mắm Diêm Điền tạo nên thành phẩm sánh quyện, thơm ngon.
Làng nghề nước mắm Cát Hải – Hải Phòng
Làng nước mắm Cát Hải thường được nhiều người biết đến với sản phẩm có độ đạm cao, mùi thơm ngon, hương vị đậm đà hài hòa. Để có được thương hiệu như hôm nay, người dân Cát Hải luôn lựa chọn nguồn nguyên liệu kỹ càng, trộn muối đúng tỷ lệ, ủ chum sành đúng quy cách và theo dõi quá trình lên men kỹ lưỡng.
Làng nghề nước mắm Hải Nhuận – Huế
Người dân làng Hải Nhuận chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt, khai thác và chế biến thủy hải sản từ biển, tạo điều kiện thuận lợi cho nghề làm mắm phát triển mạnh. Nước mắm làng Hải Nhuận có mùi thơm nồng đặc trưng, màu cánh gián nổi bật và vị mặn hài hòa. Bên cạnh mắm cá, làng Hải Nhuận còn phát triển các loại mắm ruốc, mắm dưa, mắm thính, mắm ruốc…
Hy vọng những chia sẻ thú vị trong bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về 15 làng nghề nước mắm nức tiếng tại Việt Nam. Người tiêu dùng có nhu cầu mua nước mắm truyền thống thủ công hãy cân nhắc đến tận nơi để thử thưởng thức và chắc chắn mua được sản phẩm chính hãng chất lượng nhất.
>> Xem thêm: